Phương pháp nuôi dạy con ngoan thông minh của người Anh

Phương pháp nuôi dạy con ngoan thông minh của người Anh

31/08/2020Bình luận

Phương pháp nuôi dạy con ngoan thông minh của người Anh đang được các mẹ truyền tai nhau để áp dụng nuôi dạy cho con yêu của mình. Nhìn trên mặt bằng chung thì những đứa trẻ trên đất nước Anh đều rất ngoan ngoãn biết nghe lời và đặc biệt là vô cùng thông minh sáng tạo. Vì vậy các mẹ có thể tìm hiểu về cách nuôi dạy con của những mẹ trên đất nước này và áp dụng cho con của mình. Vậy người Anh dạy con từ nhỏ như thế nào? Hãy cùng Fabimilk tham khảo dưới đây để có thêm thông tin nhé!

Cách dạy con của người anh có ưu điểm gì nổi bật hơn so với dạy con của người việt nam - phần 1

Ban đầu ở London khi tôi gặp gỡ bạn bè của chồng mình, họ đều khen Bi rất ngoan và biết cư xử dù mới chỉ gần 2 tuổi. Tôi đương nhiên hiểu vì sao họ khen vậy. Tôi đã rất căng thẳng và bị “stress” nặng vì việc nuôi dạy con để “đào tạo” cho Bi thói quen ngoan ngoãn đó mà. Tuy nhiên, không cần biết ở nhà tôi dạy con như thế nào. Nhưng cứ ở nơi công cộng, bến tàu điện ngầm, siêu thị, trong nhà hàng.. mà tôi lớn tiếng mắng con hay phạt bé, tôi ngay lập tức sẽ nhận được những ánh mắt như thể đang.. bạo hành con mình.

Tôi 26 tuổi, lấy chồng được 2 năm và có bé Bi là con đầu lòng. Chồng tôi là đại diện cho một nhãn hàng của Anh tại Việt Nam. Chúng tôi sống với nhau trong một căn hộ tại khu chung cư cao cấp ở trung tâm Hà Nội.

Vì là một phụ nữ trẻ, hiện đại nên tôi nuôi con cũng khá nguyên tắc và luôn áp dụng “kỷ luật thép” cùng những phương pháp dạy con khoa học nhất. Tôi biết, việc cứng nhắc và nghiêm khắc với con như: Không cho bé ngủ chung, không tivi, ipad, không ăn rong, không bế con… luôn được nhiều chị em ủng hộ. Tuy nhiên nuôi vậy cũng khá cực cho mẹ. Vì không bế con khi bé khóc, tôi thường xuyên phải hứng chịu những cơn khóc với âm lượng ngày càng “leo thang”. Không cho con cầm ipad, điều khiển để ngồi chơi một chỗ cho “yên thân”….nên tôi phải chạy theo bé suốt ngày để cho con thỏa thích nghịch ngợm khám phá mà vẫn an toàn. Đôi khi vì quá mệt mỏi, tôi lơ là con vài phút để bé tự chơi một mình. Và sau đó lại tự thấy cắn rứt lương tâm vì “nhỡ nó chậm nói, tự kỷ thì sao”.

Tuy nhiên, kể từ khi chồng tôi hết thời gian công tác và quay trở lại Anh làm viêc, cuộc sống của tôi và cả con trai tôi như rẽ sang một hướng khác. Tôi bắt đầu hạ thấp “tiêu chuẩn” con ngoan của mình xuống, một phần cũng vì nền văn hóa và những bà mẹ Anh đã ảnh hưởng tới tôi. Tôi nuôi con nhàn tênh.

Ban đầu ở London khi tôi gặp gỡ bạn bè của chồng mình, họ đều khen Bi rất ngoan và biết cư xử dù mới chỉ gần 2 tuổi. Tôi đương nhiên hiểu vì sao họ khen vậy. Tôi đã rất căng thẳng và bị “stress” nặng vì việc nuôi dạy con để “đào tạo” cho Bi thói quen ngoan ngoãn đó mà. Tuy nhiên, không cần biết ở nhà tôi dạy con như thế nào. Nhưng cứ ở nơi công cộng, bến tàu điện ngầm, siêu thị, trong nhà hàng.. mà tôi lớn tiếng mắng con hay phạt bé, tôi ngay lập tức sẽ nhận được những ánh mắt như thể đang.. bạo hành con mình.

Có thể chị em sẽ hỏi “Thật á? Thế chẳng nhẽ nó ném thìa đũa trong nhà hàng xuống đất hay bới tung siêu thị … cũng không cần phải phạt sao?”

Tuy nhiên đúng là như vậy. Với mẹ Anh chỉ cần một lời nhắc nhở nhỏ nhẹ về thái độ lịch sự là đủ. Tôi còn nhớ đã có lần trò chuyện với một chuyên gia tư vấn về trẻ em người Anh. Tôi hỏi bà liệu có cách nào cho con mình ngủ yên trên giường riêng của bé được không vì con cứ đòi ngủ cùng bố mẹ mà tôi thì không đời nào chấp nhận. Vị chuyên gia đó đã hỏi tôi “Thế bây giờ chị đang cho cháu ngủ cùng với mình đấy chứ?”. Câu trả lời của tôi là “Có”. Nhưng đấy là vì tôi nhìn vào biểu hiện trên nét mặt của bà và thấy như mình mà nói “Không” thì quả là “không xong” với bà.

Cách dạy con của người anh có ưu điểm gì nổi bật hơn so với dạy con của người việt nam - phần 2

Mẹ Anh chiều con? Có lẽ đúng. Họ không quá hà khắc, không phải là mẹ Hổ, hung thần. Họ yêu thương con, dạy con sao cho chúng biết mình không phải là “trung tâm của vũ trụ” nhưng vẫn đóng vai trò rất quan trọng trong xã hội. Tôi xin kể ra đây 10 “lối thoát” mà mẹ Anh đã giúp tôi không còn stress khi nuôi dạy con cái:

Cách dạy con của người anh có ưu điểm gì nổi bật hơn so với dạy con của người việt nam - phần 3

Đừng nghĩ rằng đàn ông đã quá vất vả đi làm kiếm tiền mà ta chỉ ở nhà chăm con nên xấu hổ. Ít ra các ông cũng có 2 tiếng ăn trưa đàng hoàng đó thôi. Lôi kéo chồng vào việc chăm con sẽ giảm bớt áp lực cho mẹ. Đấy là lý do mẹ Anh thường rất khuyến khích các hoạt động thể thao như bơi lội, cầu lông hay đi dạo.. Đó là khi hai bố con có thể đi với nhau còn mẹ thì thư thái tận hưởng buổi chiều đẹp trời.

Nhìn thấy con mình là cậu bé duy nhất ở lớp mẫu giáo chưa biết tự cầm thìa, nhưng các bà mẹ khác cũng đều cười xòa với tôi và cho rằng đấy “chẳng có gì to tát”.

Cách dạy con của người anh có ưu điểm gì nổi bật hơn so với dạy con của người việt nam - phần 4

Có thể chị em sẽ phản đối cách nuôi dạy con quá đơn giản và phóng túng như mẹ Anh. Tuy nhiên theo ý kiến cá nhân của riêng tôi. Mẹ Việt không nên quá khắt khe với trẻ, sẽ mất đi tình cảm gắn bó mẹ con. Cũng không nên cố gắng kèn cựa nhau từng gram cân nặng, từng bữa ăn hay cách chăm con của mình. Mẹ nào cũng yêu con cả. Cho bé chơi ipad một lúc hay xem tivi một tẹo để mẹ ngả lưng nghỉ ngơi không có nghĩa người mẹ đó là ích kỷ hay không biết nuôi con.

Tình huống thực tiễn qua cách dạy con của người Anh

Giáng sinh năm ngoái, tôi đến nhà con trai của chị chủ nhà tôi đang thuê để dự tiệc. Cả đại gia đình tụ tập nên trẻ em cũng đông. Con của cậu em chị chủ nhà mới 20 tháng, vừa đến là thích thú ngay với con heo bằng bông to đùng, nhấn vào mũi thì phát ra nhạc. Con heo đó thuộc ‘quyền sở hữu’ của một cô bé 10 tuổi, cũng là con cháu nhà đấy. Ban đầu, bé lớn sẵn lòng cho bé nhỏ mượn chơi, nhưng sau khoảng 30 phút thì bé lớn đòi lại. Lập tức, bé nhỏ khóc ré lên, lao về phía mẹ mình, chỉ tay về con heo. Mọi người trong nhà đều hiểu con bé muốn gì.

Tình huống trên nếu xảy ra ở Việt Nam người lớn sẽ phản ứng thế nào? Thông thường, có người sẽ quát bé lớn vì tội ‘giành’ đồ chơi em đang chơi, người tâm lý hơn sẽ dỗ ngọt bé lớn nhường đồ chơi cho bé nhỏ. Tôi cũng suýt phản ứng ‘vô duyên’ khi định nói với mẹ bé bảo bé lớn nhương bé nhỏ để bé nín khóc. May mà tôi kịp ‘ngậm miệng’, chờ xem gia đình xử lý thế nào.

Cả nhà im lặng, không ai phụ dỗ bé nhỏ, dù nó gào rất to. Mẹ bé bế lên, dụ con bằng các món đồ chơi khác, không ngừng nói: “Coi cái này đi con, cái này cũng vui nè! Cái đó không phải của con, của chị Florence’. Con bé vẫn khóc la, mẹ bé dù mềm mỏng nhưng cương quyết không chiều theo. Tuyệt không một người lớn nào trong nhà lên tiếng bảo bé lớn đưa đồ chơi cho em. Lúc đó, tôi cũng hơi bực với thái độ đó vì xót bé nhỏ! Nhưng, sau khoảng 10 phút, bé nhỏ cũng nín khóc và chấp nhận món đồ chơi khác. Tôi nói với mẹ của bé: “Ely ngoan quá! Nhưng sao chị không kêu Florence đưa con heo cho Ely, được vậy thì Ely đã không khóc lâu như thế!”. Chị ấy mỉm cười giải thích: “Ồ, không nên chút nào! Đó vốn không phải là đồ chơi của Ely mà là của Florence. Florence đã cho mượn 30 phút, nếu Florence muốn lấy lại cũng là hợp lý! Quan trọng hơn là không nên tập cho trẻ con, dù còn rất nhỏ tuổi thói quen ĐÒI GÌ ĐƯỢC NẤY, NHẤT LÀ NHỮNG ĐÒI HỎI VÔ LÝ như vừa rồi!”.

Tình huống rất rõ ràng, không phải Florence ích kỷ không cho em mượn. Cô bé đã để Ely chơi 30 phút rồi mới đòi lại. Do đó, đòi hỏi của Ely, như mẹ bé nhận định, là vô lý. Vì thế, việc tất cả mọi người không đáp ứng là một ứng xử phù hợp. Không phải cứ nhỏ hơn là có quyền được ưu tiên mọi thứ.

Nguồn: mecuti

ĐĂNG KÝ TRỞ THÀNH NPP FABIMILK

Hãy nhập email của bạn để được nhận những ưu đãi đặc biệt