Giải phóng nỗi sợ

Giải phóng nỗi sợ "bé 1-3 tuổi còi cọc", chậm tăng cân bằng thực đơn 7 ngày đủ 4 nhóm dưỡng chất

21/09/2020Bình luận

Mẹ sẽ không cần “vắt óc nghĩ món ăn” để con “bớt còi” nữa vì đã có thực đơn cho trẻ 1-3 tuổi chậm tăng cân siêu đơn giản, dễ làm nhưng vẫn đủ 4 chất vitamin - tinh bột - đạm - béo dưới đây cứu cánh mỗi ngày!

Nhiều mẹ vẫn hay than phiền về tình trạng chậm tăng cân của con dù đã bỏ không ít công sức chăm sóc và bồi bổ dinh dưỡng. Nguyên nhân là do đâu, làm cách nào để nhận biết sớm và thực đơn cho trẻ 1-3 tuổi chậm tăng cân như thế nào là phù hợp? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

1. Nguyên nhân và cách phát hiện trẻ chậm tăng cân ở giai đoạn vàng 1-3 tuổi

Cách phát hiện trẻ chậm tăng cân

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều chuyên gia dinh dưỡng chọn giai đoạn 1-3 tuổi là thời điểm vàng quan trọng nhất giúp trẻ phát triển toàn diện các chỉ số thể chất như chiều cao, trí tuệ và cân nặng. Dưới đây là bảng chuẩn tăng trưởng của WHO cho trẻ từ 1-3 tuổi bố mẹ có thể tham khảo và lấy đó làm mốc để biết con có chậm tăng cân hay không.

Chuẩn tăng trưởng chiều cao, cân nặng bé trai theo tiêu chuẩn WHO

Chuẩn tăng trưởng chiều cao, cân nặng bé gái theo tiêu chuẩn WHO

Ngoài ra, một số kinh nghiệm dân gian hữu ích dưới đây cũng được nhiều cha mẹ áp dụng để sớm phát hiện và cải thiện ngay khi trẻ bị suy dinh dưỡng, nhẹ cân, biếng ăn, biếng bú.

- Ăn nhiều nhưng cơ thể không thay đổi (không hấp thu) hoặc ăn quá ít (biếng ăn).

- Không đạt các mốc phát triển ngồi - nói - lật - lăn như các bé khác.

- Tránh nhìn trực diện vào người bên cạnh.

- Thờ ơ với xung quanh, không chú ý.

- Hay cáu kỉnh, khóc lóc.

Nguyên nhân tại sao trẻ lại không tăng cân

Điểm danh lý do thường gặp khiến trẻ tăng cân chậm liên quan đến 4 yếu tố sau:

Chế độ dinh dưỡng

- Trẻ thiếu 1 trong 4 nhóm dưỡng chất quan trọng (đạm - tinh bột - chất béo - vitamin và khoáng chất).

- Không nạp đủ lượng thực phẩm cần thiết mỗi ngày.

- Chế biến và chọn thực phẩm theo tuổi sai cách.

- Bữa ăn phân bổ không đều về thời gian.

Yếu tố thuộc về cơ địa

- Hấp thu kém một số chất: Lactose, đạm.

- Bé không muốn ăn, ham chơi.

- Thói quen ăn uống xấu.

Yếu tố xã hội

- Mẹ chưa tìm hiểu đầy đủ kiến thức dinh dưỡng hoặc gia cảnh không đủ điều kiện.

- Mẹ ăn kiêng ảnh hưởng đến cho con bú.

Yếu tố về bệnh lý

- Rối loạn và các bệnh về tiêu hóa.

- Nhiễm trùng.+ Giun ký sinh.

2. Trẻ 1-3 tuổi chậm tăng cân - Mối nguy dài hạn mẹ cần cảnh giác

Suy giảm miễn dịch

Trẻ thiếu chất dinh dưỡng cần thiết trong những bữa ăn hàng ngày là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển. Bệnh thường kéo dài chậm khỏi, cơ thể suy nhược khiến hệ miễn dịch bị suy giảm dẫn tới tình trạng sụt cân, gầy yếu.

Đối với việc phát triển trí não, các dưỡng chất cần thiết như chất béo, sắt, Iốt, DHA, Taurine không được cung cấp đủ làm cản trở quá trình hoàn thiện của bộ não. Những biểu hiện mẹ cần biết như lờ đờ, chậm hiểu, phản xạ kém, sợ giao tiếp xã hội thường kéo theo nhiều hệ lụy sau này.

Nguy cơ còi xương, suy dinh dưỡng

Cân nặng không đổi, thiếu hụt chất, miễn dịch kém là những lý do khiến con bị còi xương (do thiếu canxi) và bệnh suy dinh dưỡng (thiếu chất toàn diện).

3. Thực đơn cho bé 1-3 tuổi chậm tăng cân, mẹ nhớ lưu ý những nguyên tắc này

Nguyên tắc tính toán dinh dưỡng phù hợp

Để lên một thực đơn cho trẻ 1-3 tuổi chậm tăng cân, mẹ cần dựa vào một số cơ sở khoa học nhất định. Nhiều chuyên gia dinh đã đưa ra cách tính tổng lượng calo cần thiết cũng như lượng chất trẻ cần nạp trong một ngày. 

Thông thường, trẻ từ 1-3 tuổi cần 110 calo/kg cân nặng, tính ra khoảng 900-1400 Kcal cho trẻ nặng khoảng 9-14 kg theo tỷ lệ thành phần sinh năng lượng là:

Đạm : Béo : Đường bột = 15 : 20 : 65

Nguyên tắc lựa chọn thực phẩm

Có tới 12 thực phẩm cực kì hiệu quả trong việc tăng cân cho trẻ ở giai đoạn 1-3 tuổi mà mẹ tha hồ lựa chọn trong thực đơn hàng ngày gồm: sữa nguyên kem, pho mát, hồng xiêm, chuối, bơ, khoai lang, khoai tây, phô mai, bơ đậu phộng, trứng, hạt ngũ cốc, dầu ô liu. Mẹ ước tính năng lượng trong các loại thực phẩm trên như sau:

Mẹ lưu ý việc cho trẻ ăn thừa hoặc thiếu so với nhu cầu này đều không tốt. Trẻ có thể thừa cân, béo phì hoặc suy dinh dưỡng. Năng lượng chất bột đường, đạm, béo thường được ghi chú trên nhãn mác sản phẩm.

Nguyên tắc chế biến phù hợp. Trẻ 1 tuổi bắt đầu hoàn thiện bộ nhai từ 8 răng sữa. Cho đến khi 3 tuổi, nụ cười của trẻ sẽ rực rỡ vô cùng với 20 chiếc răng.

+ Trẻ từ 1-2 tuổi, mẹ nấu cháo nhừ trộn thêm thịt cá, tôm, bò, trứng, rau xanh và dầu ăn dặm. Khi trẻ lên 3, mẹ nấu cơm nát và canh rau thịt xay nhuyễn. Mẹ ưu tiên chế biến thực phẩm dưới hình thức băm nhuyễn, thái nhỏ dạng cháo bột, cơm nát giúp trẻ dễ ăn và tốt cho hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện.

+ Hạn chế nhiều dầu mỡ, nêm nếm quá đậm vị làm trẻ khó ăn và khó tiêu.

+ Đặc biệt, không cần ép nước bỏ bã mà cố gắng để trẻ ăn cả phần xác rau củ để dung nạp đầy đủ chất nhất.

+ Ngoài ra, mẹ chế biến món ăn ở dạng cầm nắm được cũng có tác dụng làm trẻ thích thú với việc ăn uống hơn.

4. Thực đơn cho trẻ 1-3 tuổi chậm tăng cân chi tiết từ THỨ 2 đến CHỦ NHẬT giúp mẹ bận rộn thổi bay lo âu

Thực đơn cho trẻ 1 tuổi biếng ăn đủ chất dinh dưỡng

Giai đoạn này bé mới bắt đầu ăn dặm và đang còn bú sữa mẹ. Trong thực đơn hàng ngày, mẹ nấu xen kẽ những món cháo, súp nhẹ nhàng, hỗ trợ tiêu hóa cho con nhé!

Thực đơn cho trẻ 1 tuổi biếng ăn, chậm tăng cân từ thứ 2 tới chủ nhật

Thực đơn cho bé 2 tuổi suy dinh dưỡng tăng cân lành mạnh

Thực đơn cho trẻ 2-3 tuổi chậm tăng cân có một vài điểm thay đổi so với giai đoạn trước. Trẻ đã bắt đầu ăn và nhai được cơm nát nên mẹ có thể tự tin cho món này vào chế độ dinh dưỡng của con mà không lo khó ăn hay khó tiêu nữa.

Thực đơn cho trẻ 2 tuổi "thấp còi" tăng cân lành mạnh suốt 7 ngày

Thực đơn hàng ngày cho trẻ 3 tuổi tăng cân đúng chuẩn trưởng WHO

Mẹ cân biết gì khi chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ lên 3. Ở độ tuổi này, trẻ tiếp xúc nhiều hơn với môi trường bên ngoài nên dễ bị sốt, ho, tiêu chảy, tay chân miệng. Trẻ bị bệnh trở nên biếng ăn, lười bú, sau bệnh không được ăn bù khiến nguy cơ suy dinh dưỡng hoàn toàn có thể xảy ra. 

Nếu trẻ lên cân chậm khoảng 100-200g hoặc cân không tăng liên tiếp 2-3 tháng, mẹ nên đưa trẻ tới khám bác sĩ dinh dưỡng để được chỉ dẫn thêm. Mặt khác, nếu trẻ tăng 500g/tháng sẽ có nguy cơ mắc chứng béo phì.

Thực đơn ăn uống hàng ngày cho trẻ 3 tuổi chậm tăng cân

Ngoài thực đơn được gợi ý trên, các mẹ cũng nên khuyến khích trẻ tham gia nhiều hoạt động thể chất (lớp vận động trẻ em, chơi trò chơi) nhằm phát triển chiều cao tối ưu mà vẫn giữ được vóc dáng khỏe khoắn. Vạn sự khởi đầu nan, việc chăm con chưa bao giờ là đơn giản, nhất là việc dinh dưỡng giai đoạn đầu đời để trẻ phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần. Nhưng mẹ đừng lo nhé, thực đơn cho trẻ 1-3 tuổi chậm tăng cân theo hướng dẫn trên nhất định sẽ giúp mẹ nhàn tệnh mà con vẫn khôn lớn, mạnh khỏe.

Nguồn: afamily

ĐĂNG KÝ TRỞ THÀNH NPP FABIMILK

Hãy nhập email của bạn để được nhận những ưu đãi đặc biệt