Chế độ ăn uống dành cho trẻ bị sốt giúp hạ thân nhiệt, giảm sốt
Khi bị sốt, thân nhiệt bé trở nên nóng hơn, người mệt mỏi, thở gấp, quấy khóc, ngủ lơ mơ. Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt có thể là do mọc răng, tiêm chủng, trẻ mặc quá nhiều quần áo hoặc nhiễm trùng.
Ngoài ra, sốt cũng là một trong những dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm như viêm phổi, sốt rét, sốt xuất huyết, viêm màng não, viêm não nhiễm khuẩn huyết…. Khi mắc những bệnh này, trẻ thường sốt cao và rất mệt mỏi kèm theo các triệu chứng khác như rét run, xuất huyết, co giật, nôn, khó thở, tím tái, li bì, vật vã hay hôn mê gọi hỏi không biết… Nếu trẻ có những biểu hiện này, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám ngay để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Trẻ bị sốt thường cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ.
Ngược lại, nếu không có những triệu chứng trên, bố mẹ có thể áp dụng các biện pháp hạ sốt cho bé tại nhà kết hợp với chế độ ăn uống phù hợp.
Chế độ ăn của trẻ bị sốt
Những cơn sốt không chỉ khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ mà còn làm giảm hoạt động tiêu hoá của dạ dày. Vì vậy, khi trẻ bị sốt, các mẹ hãy cố gắng tránh cho bé ăn những đồ ăn khó tiêu hoá để bé dễ hấp thu hơn. Bên cạnh đó, tùy theo từng độ tuổi mà khi bị sốt trẻ cũng có những chế độ ăn khác nhau.
Trẻ nhỏ hơn 6 tháng
- Bú mẹ nhiều lần, cho trẻ bú bất cứ lúc nào trẻ muốn.
- Nếu trẻ bú bình thì lượng sữa trong một ngày là 150ml cho mỗi cân nặng cơ thể, chia làm 8-10 lần. Cho trẻ uống nước “đã khát” mới cho bú bình vì nếu không bù đủ số nước bị mất do sốt thì trẻ sẽ bỏ bú sữa.
Trẻ từ 6 đến 24 tháng
- Tiếp tục cho bé bú sữa đang dùng.
- Cho trẻ ăn bột hoặc cháo có đủ chất dinh dưỡng như bình thường nhưng xay loãng hơn.
- Cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày (4-5 bữa) nhưng mỗi lần ăn ít một (1/3-1/2 chén).
- Cho trẻ uống thêm nước trái cây mát sau khi bú và sau khi ăn bột hoặc cháo.
Trẻ từ 24 đến 60 tháng
- Ăn cơm như bình thường, nhiều lần, ít một.
- Bữa ăn nên có thêm canh chua hoặc những loại canh mà trẻ dễ ăn như canh khoai mỡ, canh rau ngót, canh nấu thịt, cua mồng tơi... giúp trẻ ngon miệng, dễ ăn.
- Ăn thêm một bữa tối nếu trẻ thèm ăn và thức khuya do sốt.
- Cho trẻ ăn những món mà trẻ thích.
- Ăn thêm những món phụ nhưng bổ dưỡng như bánh flan, yaourt…
- Uống thêm nước, sữa, yaourt, nước trái cây mát.
Những thực phẩm trẻ nên ăn khi bị sốt:
Không nên cho bé ăn gì khi bị sốt?
Để trẻ nhanh hạ sốt, bên cạnh những thực phẩm nên ăn thì bố mẹ cũng cần loại bỏ một số thực phẩm sau ra khỏi chế độ ăn của trẻ.
1. Nước đá, nước lạnh
Trẻ sốt thường thấy nóng trong người, đòi uống nước lạnh, nước đá. Tuy nhiên việc uống nước lạnh không làm cho nhiệt độ của bé giảm đi, thậm chí còn làm bé sốt cao hơn. Ngoài ra, khi bị sốt, hệ hô hấp và tiêu hóa của bé yếu đi, uống nước lạnh còn dễ làm cho bé viêm họng hoặc mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột.
2. Món xào, rán nhiều dầu mỡ
Các mẹ cũng không nên làm những món chiên, xào cho bé ăn khi bé sốt. Bởi những món ăn này khiến bé khó hấp thu và thậm chí còn gây rối loạn tiêu hóa.
3. Mật ong
Bình thường mật ong là một thực phẩm rất tốt cho sức khỏe của cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên khi bị sốt, nếu cho bé ăn quá nhiều mật ong sẽ khiến bé sốt cao hơn chứ không làm tình trạng của bé khá hơn
4. Các gia vị cay nóng
Khi nấu bữa cho bé trong thời gian bé sốt, mẹ cần tránh hoặc hạn chế cho các gia vị như tỏi, ớt, hạt tiêu... bởi chúng làm tăng nhiệt lượng trong cơ thể, làm bé sốt cao hơn.
Những điều không nên làm khi trẻ bị sốt
- Đắp quá nhiều chăn và quấn nhiều tã, quần áo cho trẻ trước khi tiến hành đo nhiệt độ.
- Để trẻ một mình khi đo nhiệt độ.
- Dùng thuốc hạ sốt ngay khi nhiệt độ của bé dưới 38 độ C.
- Phối hợp nhiều loại thuốc hạ sốt cho bé.
- Ủ ấm bé, sẽ càng làm tăng nhiệt độ.
- Lau người cho bé bằng nước đá lạnh, cồn, giấm.
- Vắt chanh, đổ thuốc vào miệng bé khi đang co giật, sẽ rất dễ gây ngạt thở.
- Tự truyền dịch cho bé mà không có chỉ định của bác sỹ.
ĐĂNG KÝ TRỞ THÀNH NPP FABIMILK
Hãy nhập email của bạn để được nhận những ưu đãi đặc biệt