Cách dạy con gọn gàng, ngăn nắp mà không cần mắng mỏ, quát tháo

Cách dạy con gọn gàng, ngăn nắp mà không cần mắng mỏ, quát tháo

28/07/2020Bình luận

Một cuộc khảo sát không chính thức được thực hiện bởi Good Housekeeping cho thấy việc dạy trẻ tính ngăn nắp chính là thử thách lớn nhất đối với các bậc phụ huynh.

Đó là chìa khóa để giúp trẻ làm việc hiệu quả và thành công trong cuộc sống sau này. Bởi vậy, cha mẹ cần những bí kíp để dạy con ngăn nắp ngay từ khi còn nhỏ:

Cho con sự lựa chọn

Đối với trẻ em, áp đặt là "hạ sách". Bạn nên cho nhiều lựa chọn để con cảm thấy mình có quyền tự chủ. Các chuyên gia khẳng định "thật khó để kỷ luật trẻ em nếu chúng không đồng ý với mong muốn của bạn ngay từ đầu".

Ví dụ, bạn có thể dạy con vị trí và cách mặc đồng phục từ tối hôm trước để tránh vội vàng vào buổi sáng hôm sau. Nếu muốn con cất cặp sách, hãy hỏi trẻ muốn cất ở đâu, vị trí nào phù hợp và thuận tiện nhất cho việc sử dụng. Việc này cũng tương tự với các đồ dùng, trang phục trẻ thường xuyên sử dụng như bình nước cá nhân, mũ, hộp để đồ ăn nhẹ...

Cách dạy con gọn gàng, ngăn nắp mà không cần mắng mỏ, quát tháo - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Phân việc cụ thể

Thay vì đại ý bảo trẻ dọn phòng, bạn phân công rõ ràng nhiệm vụ nào mà con cần hoàn tất. Theo chuyên gia giáo dục tại TheBump.com thì "nhiệm vụ phải rõ ràng, công việc phải phù hợp", điều này sẽ giúp trẻ hoàn thành tốt việc nhà.

Các quy định là điều phải đặt ra trước tiên

Hãy cho bé nhìn thấy bảng nội quy gia đình và yêu cầu bé phải chấp hành thật nghiêm những gì đã đề ra. Chúng hoàn toàn không phải là một lời nói suông. Và vì thế, mọi đồ đạc từ quần áo, vật dụng sinh hoạt, đồ chơi, sách vở đến chăn, gối, ga, mùng… tất tần tật mọi thứ phải có chỗ của nó. Đó sẽ là một quy định được thực hiện cho đến khi thành thói quen và nếp sống nếu bé không muốn nhận những hình phạt khác từ bố mẹ.

Để trẻ có không gian riêng

Tùy thuộc vào diện tích nhà, bạn nên dành không gian vừa đủ để trẻ có thể thoải mái bày trí các mồn đồ theo ý thích. Đó có thể là góc học tập rộng rãi hoặc đôi khi chỉ cần một chiếc bàn cạnh cửa sổ, trẻ có thể thỏa sức sáng tạo tại đó.

Cùng với việc để trẻ "toàn quyền" sử dụng không gian này, bạn cần dạy trẻ cách quản lý, giữ gìn đồ đạc để tạo ra tinh thần trách nhiệm. Điều này cũng giúp trẻ giảm bớt thời gian tìm kiếm đồ dùng khi cần dùng.

Hình thành tính trách nhiệm

Khi được phân việc một cách rõ ràng, trẻ sẽ dễ dàng thực hiện. Bạn có thể dán trước cửa phòng con danh sách các công việc cần làm, khi một việc hoàn thành, đánh dấu "tích" vào, giả dụ khi trẻ hoàn thành 15 việc, bạn sẽ treo "thưởng" bằng cách dẫn đi sở thú, công viên hoặc đi những nơi mà con thích. Hãy dành thờ gian bên trẻ nhiều hơn thay vì chỉ thưởng đồ chơi hoặc kẹo.

Cách dạy con gọn gàng, ngăn nắp mà không cần mắng mỏ, quát tháo - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Chỉ bảo trẻ tận tình

Để hình thành được nhận thức về trách nhiệm và tập thành một thói quen, trẻ cần được chỉ dạy tận tình từ cha mẹ. Bạn có thể hướng dẫn bé biết cách xếp quần áo đúng khổ và đặt ngăn nắp vào tủ. Sau đó, để trẻ thực hành lại ngay sau đó. Nếu trẻ làm không đúng công đoạn gì hay không đạt yêu cầu, bạn phải lập tức sửa dạy ngay.

Cách làm tận tình như vậy sẽ khiến trẻ nhớ lâu và không phạm lại sai lầm. Tương tự, bạn có thể chỉ dạy con trong mọi công việc khác. Đôi khi, bạn cũng nên đòi hỏi trẻ nhiều hơn khi đã thuần thục những gì bạn chỉ. Đó là cách để trẻ tự khám phá khả năng của mình.

Để trẻ lên ý tưởng cho phòng ngủ

Phòng ngủ, hoặc giường ngủ là không gian riêng tư, mỗi người sẽ cảm thấy thoải mái, ngủ ngon giấc khi được bày trí theo ý muốn. Bạn nên hỏi ý kiến trẻ, gợi ý một số món đồ trang trí phù hợp, dễ dàng cất dọn khi ngủ dậy. Trường hợp diện tích gia đình không cho phép, bạn có thể giúp trẻ dán tranh, ảnh nhân vật hoạt hình yêu thích lên tường.

Cho và nhận

Các đồ vật cũ chiếm mất một khoảng không gian không nhỏ trong gia đình. Hãy gom những đồ chơi, sách vở và quần áo mà trẻ không được sử dụng sau sáu tháng để ủng hộ nhà thờ hay các đơn vị từ thiện.

Mua ít đồ chơi

Nếu muốn trẻ hạn chế bày bừa đồ đạc, cách đơn giản nhất là mua ít đồ chơi. Bạn nên cho trẻ chơi những món đồ dùng được nhiều lần trong nhiều trò chơi khác nhau như lego, rút gỗ... Ngoài ra, bạn cần khuyến khích trẻ tự tạo ra đồ chơi bằng cách sử dụng các món đồ tự chế, tái sử dụng.

 

Theo Lily

Gia đình và Xã hội

ĐĂNG KÝ TRỞ THÀNH NPP FABIMILK

Hãy nhập email của bạn để được nhận những ưu đãi đặc biệt