Trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng, lở miệng: Cách chăm sóc, điều trị

Trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng, lở miệng: Cách chăm sóc, điều trị

06/10/2020Bình luận

Thiếu dinh dưỡng, có chế độ ăn uống không khoa học, hay mắc một số bệnh lý tay – chân – miệng đều là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng. Các triệu chứng này kéo dài khiến bé chán ăn, uể oải do miệng đau rát. Phụ huynh cần nhanh chóng xử lý bệnh này để tránh các ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của trẻ.

Trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng là gì?

Trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng là tình trạng ở niêm mạc miệng hoặc nướu răng của bé bị tổn thương gây lở loét bên trong khoang miệng. Tình trạng này gây ra sự đau rát khó chịu bên trong miệng cho bé, nhất là khi ăn uống khiến bé chán ăn, quấy khóc không ngừng rất mệt mỏi.

Trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng
Trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng khiến bé đau rát, chán ăn, quấy khóc liên miên

 

Triệu chứng thường thấy ở những trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng bao gồm:

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng

Thực tế các triệu chứng nhiệt miệng không quá hiếm gặp ở trẻ sơ sinh. Nó có thể là triệu chứng bình thường của hệ hô hấp báo hiệu hệ miễn dịch đang bị suy yếu nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nguy hiểm khác ở trẻ. Vì vậy phụ huynh không nên chủ quan, nếu tình trạng này thường tái phát thì nên đưa bé đến các bệnh viện để được khám và chẩn đoán chính xác nhất.

Trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng
Các tổn thương khi ăn hay ăn đồ ăn quá nóng là nguyên nhân gây lở loét trong miệng của trẻ sơ sinh

Nguyên nhân chính gây nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh bao gồm

Trẻ bị nhiệt miệng chủ yếu gây nên những khó khăn trong ăn uống, trẻ quấy khóc mệt mỏi, không chịu ăn uống có thể khiến bé sút cân nhanh. Trong một số trường hợp, vết loét còn có thể bị nhiễm trùng tạo cơ hội cho các nấm, vi khuẩn hay virus herpes xâm nhập khá nguy hiểm. Bệnh có khả năng tái phát nhiều lần hơn làm bé bị suy giảm miễn dịch. Vì vậy cần sớm điều trị dứt điểm cho bé để tránh tình trạng trên.

Chăm sóc trẻ bị nhiệt miệng

Khi thấy con bị nhiệt miệng, mẹ cần phải thay đổi chế độ ăn uống và chăm sóc trẻ phù hợp để tránh làm các tổn thương trong khoang miệng trầm trọng hơn. Nếu biết cách điều trị chỉ sau vài ngày các vết lở loét sẽ nhanh chóng biến mất, trả lại cho bé một cơ thể tràn đầy năng lượng, bé vui tươi và hoạt bát hơn rất nhiều.

Cho bé bú nhiều hơn

Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, việc cho bé bú nhiều hơn chính là giải pháp hữu hiệu nhất vì bé chưa thể uống nước hay ăn gì. Bên trong sữa mẹ có đày đủ các vitamin và dưỡng chất, lại có tính kháng khuẩn cao sẽ giúp ngăn ngừa sự xâm nhập gây viêm nhiễm của các virus, vi khuẩn trong khoang miệng. Việc bú mẹ cũng giúp cấp nước cần thiết cho cơ thể bé lúc này.

Trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng
Cho bé bú nhiều hơn vừa giúp kháng khuẩn chống viêm vừa bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho con

Tuy nhiên mẹ nhớ chú ý song song đó mẹ cũng cần phải bổ sung các dưỡng chất cần thiết để truyền sang cho con được hiệu quả. Nếu mẹ tích sữa trong tủ đông đủ dùng dần thì khi hâm lại nhớ để nguội rồi mới cho bé uống vì nếu uống sữa còn đang nóng có thể khiến niêm mạc mỏng manh của bé bị bỏng rát gây loét miệng. Với trẻ trên 6 tháng tuổi bên cạnh việc uống sữa thì nhớ bổ sung nhiều nước lọc cho con.

Ăn thức ăn dạng lỏng

Khi bị nhiệt miệng, các vết lở loét bên trong vô cùng đau rát nhất là khi tiếp xúc với đồ ăn nên bé thường không muốn ăn uống, lâu ngày khiến bé bị thiếu dinh dưỡng và càng làm tình trạng này thêm trầm trọng. Giải quyết tình trạng này tốt nhất là nên cho bé ăn cháo loãng, dạng ấm một chút vừa dễ tiêu hóa lại không khiến các vết loét quá xót.

Phụ huynh không nên vì thấy bé quấy khóc đau đớn mà không ép bé ăn vì sẽ khiến tình trạng lở loét của bé thêm trầm trọng do thiếu chất. Đừng quên bổ sung các dưỡng chất như  kẽm, sắt, folic, các vitamin nhóm B, C… để bé được tăng cường sức đề kháng không cho các virus, vi khuẩn có hại có khả năng xâm nhập.

Nhớ chú ý không cho bé ăn đồ quá cứng hay đồ ăn quá nóng có thể làm kích ứng các vết lở loét và làm tình trạng này thêm trầm trọng hơn.

Vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng nước muối sinh lý

Cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý là cách tốt nhất để loại bỏ các vi khuẩn có hại có thể khiến tình trạng nhiệt miệng nặng hơn. Nên cho bé súc miệng với nước muối ngày 3-4 lần do đến khi các dấu hiệu nhiệt miệng biến mất. Với trẻ sơ sinh còn quá nhỏ mẹ có thể dùng rơ miệng để lau với nước muối sinh lý để vệ sinh khoang miệng cho trẻ.

Trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng
Rơ miệng cho bé bằng nước muối sinh lý

Dùng thuốc bôi đặc trị

Hiện nay trên thị trường có bán một số loại thuốc bôi dưới dạng gel đặc trị dùng để bôi vào các vết lở loét trong miệng cho trẻ nhỏ. Đa phần thuốc được làm từ các thành phần tự nhiên an toàn ho trẻ nhỏ và không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên để đảm bảo bé không dị ứng với các thành phần trong thuốc phụ huynh nên đọc kỹ mục nguyên liệu hoặc tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên môn.

Cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn.

Khi bị nhiệt miệng bé thường đau rát nên khóc nhiều, khó ngủ, lại có thể sốt cao. Vì thế mẹ cần cho bé nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ nhiều hơn để tránh bé bị mất sức khiến cơ thể suy nhược, sút cân tạo điều kiện cho các vi khuẩn virus có hại xâm nhập và phát bệnh mạnh hơn.

Thường trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng chỉ xuất hiện trong 1 đến 2 tuần là có thể tự khỏi. Tuy nhiên phụ huynh hoàn toàn có thể rút ngắn quá trình này bằng các phương pháp chăm sóc và điều trị tại nhà từ các thảo dược thiên nhiên an toàn dưới đây.

Điều trị nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh các cơ quan còn rất non nớt, hệ miễn dịch cũng còn yếu và chưa hoàn thiện. Vì thế việc chỉ định định dùng các loại thuốc Tây đều khá hạn chế vì có thể gây hại cho gan, thận. Tuy nhiên thực tế nhiệt miệng không phải là vấn đề quá nghiêm trọng và phụ huynh hoan toàn có thể tự điều trị tại nhà cho trẻ bằng các phương pháp dưới đây.

Dùng củ cải

Củ cải là một loại rau quen thuộc, lành tình, an toàn tuyệt đối cho trẻ sơ sinh. Thành phần chính của của cải là nước, chiếm đến 92%, các thành phần còn lại là protit, gluxit, celluloz. Trong ngọn và lá của của cải cũng chứa một hàm lượng vitamin C và A đáng kể rất tốt cho cơ thể.

Trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng
Dùng nước ép củ cải trắng giúp điều trị nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh hiệu quả

Nước ép từ củ cải có tác dụng tốt trong việc thanh nhiệt giải độc, đồng thời tăng khả năng kháng khuẩn phòng tránh viêm nhiễm tại các vùng lở loét. Vì thế người ta thường tận dụng củ cải chữa các bệnh về nhiệt miệng, đặc biệt dùng cho cả trẻ sơ sinh vì rất lành tính.

Cách làm các bài thuốc từ củ cải rất đơn giản. Củ cải mua về rửa sạch, ngâm muối loãng rồi gọt vỏ, ép lấy nước cốt. Dùng nước cốt ngày sức miệng ngày 3-4 lần để sát khuẩn ngăn ngừa viêm nhiễm. Hoặc pha nước cốt với nước ấm cho trẻ uống mỗi ngày cũng rất tốt.

Dùng rau ngót, rau mồng tơi

Rau ngót và rau mồng tơi đều có tính hàn nên có thể giúp giải nhiệt cơ thể rất tốt. Nhất là với những người bị nhiệt miệng ăn các món ăn có chứa hai loại rau này sẽ giúp các vết loét lành lại nhanh chóng. Ngoài ra trong các loại rau này cũng có chứa rất nhiều các vitamin và dưỡng chất rất tốt cho cơ thể bị suy yếu của bé.

Với trẻ sơ sinh, cách chế biến tốt nhất là nấu thành cháo lỏng. Phụ huynh cho vào lá rau vào nấu thành cháo cho bé ăn, sau đó đem đi xay mịn để bé dễ ăn, dễ nuốt hơn. Tuy nhiên nếu bé đang bị tiêu chảy thì không nên cho ăn ray\u mồng tơi vì có thể khiến các triệu chứng này trầm trọng hơn.

Lá diếp cá và rau má

Lá diếp cá và rau má cũng là hai loại rau có khả năng kháng khuẩn sát trùng rất tốt có thể giúp các tổn thương trong khoang miệng nhanh hồi phục đồng thời ngăn chặn quá trình viêm nhiễm hiệu quả. Các loại rau này cũng giúp giải độc mát gan từ bên trong nên giúp bé được bồi bổ sức khỏe đáng kể.

Phụ huynh có thể xay các loại lá này cho bé uống hoặc súc miệng hằng ngày. Ngoài ra cũng có thể kết hợp nấu cháo cho bé ăn như trên. Tuy nhiên rau diếp cá lại có mùi tanh khá khó chịu, vì thế bé có thể không chịu uống nên nấu cháo sẽ là phương pháp khả quan hơn.

Khế chua

Trong khế chua có chứa hàm lượng vitamin C dồi dào cùng các acid oxalic, các khoáng chất khác như Ca, Fe, Na, K  và các vitamin A, B1, B2 và P. Vì vậy dùng khế chua sê giúp cơ thể được thanh nhiệt giải độc, sinh tân nhiệt giúp điều trị các chứng nhiệt miệng từ bên trong và dứt điểm bệnh nhanh chóng, an toàn cho trẻ sơ sinh.

Phụ huynh chỉ cần dùng 1-2 quả khế chua, thái mòng rồi đun sôi với một ít nước. Nước nguội cho bé súc miệng và nuốt từng ít một sẽ làm dịu cảm giác đau rát và các vết lở loét cũng biến mất sau vài ngày.

Một số lưu ý trong điều trị nhiệt miệng ở trẻ em

Các bài thuốc trên đây tốt nhất nên dùng cho trẻ trên 6 tháng tuổi vì trẻ sơ sinh quá nhỏ chưa thể ăn dặm hay tự súc miệng được nên có thể gây ra một số nguy hiểm. Tốt nhất mẹ nên hỗ trợ giúp bé súc miệng bằng một số công cụ như rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh chẳng hạn để đảm bảo an toàn cho con.

Trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng
Mật ong dù tốt nhưng không nên dùng cho trẻ sơ sinh vì có thể gây ngộ độc

Trong dân gian thường truyền tai nhau tác dụng kháng khuẩn trị viêm của mật ong rất tốt, có thể cho vào nước uống hay bôi vào vết viêm loét tỏng miệng để nó nhanh biến mất hơn. Tuy nhiên phương pháp này tuyệt đối không được dùng cho trẻ dưới 1 tuổi vì có thể gây ngộ độc cực kỳ nguy hiểm.

Thường triệu chứng nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh sẽ biến mất sau 2 tuần, kể cả khi phụ huynh không can thiệp điều trị. Tuy nhiên nếu các triệu chứng này kéo dài quan tuần thứ ba kèm theo sốt cao, sút cân nhanh, đau bụng, trong phân có lẫn máu phụ huynh cần nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm khác.

Trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng không phải là bệnh quá nguy hiểm nhưng phụ huynh không nên vì thế mà chủ quan. Điều trị bệnh sớm sẽ giúp bé không còn đau đớn mệt mỏi, trẻ ăn ngon miệng hơn và vui chơi cũng nhiều hơn. Đừng quên thay đổi một lối sống khoa học lành mạnh cho bé để phòng tránh bé bị nhiệt miệng cũng như các bệnh lý khác một cách tốt nhất.

Nguồn: vimed.org

ĐĂNG KÝ TRỞ THÀNH NPP FABIMILK

Hãy nhập email của bạn để được nhận những ưu đãi đặc biệt