Khi bước vào tháng thứ 8, trẻ trở nên hiếu động, tò mò và bắt đầu thể hiện nhiều kỹ năng mới trong vận động, giao tiếp và cảm xúc. Vậy trẻ 8 tháng tuổi biết làm gì, nếu chưa biết ngồi, chưa cứng cổ thì có đáng lo hay không? Bố mẹ cần lưu ý gì khi chăm sóc con ở giai đoạn này?
1. Trẻ 8 tháng tuổi biết làm gì?
Ở tháng thứ 8, bé phát triển mạnh về vận động, giác quan và cảm xúc. Những thay đổi cụ thể gồm:
Vận động thô:
- Biết tự ngồi dậy, đôi lúc đầu hơi gập về trước nhưng tay có thể chống đỡ cơ thể.
- Khi nằm ngửa, bé có thể lật người, cong lưng, đưa chân lên miệng, hoặc nắm đồ vật bên cạnh.
- Bắt đầu bò, lết, xoay người để di chuyển trong không gian quen thuộc.
- Biết vịn vào đồ vật để đứng dậy, nhưng khi ngồi xuống thường cần người hỗ trợ.
- Tự vươn tay lấy đồ chơi, biết chọn và tiếp cận mục tiêu cụ thể.
Vận động tinh:
- Có thể phối hợp ngón trỏ và ngón cái để nhặt vật nhỏ.
- Biết cầm nắm khối hình, lắc đồ chơi, khám phá vật thể bằng tay và miệng.
- Tuy nhiên, sau khi cầm được đồ, bé chưa kiểm soát tốt nên dễ làm rơi hoặc ném.
Thị lực:
- Thị lực gần đạt đến mức rõ nét như người lớn, có thể nhìn rõ ở cả tầm gần và xa.
- Bé dễ dàng nhận ra người quen, đồ chơi yêu thích ở xa và chủ động bò đến lấy.
- Thích ngắm tranh ảnh, bắt đầu biết tập trung và quan sát chi tiết.

Giao tiếp & cảm xúc:
- Nhận ra người thân, phấn khích khi gặp người quen, cảnh giác hoặc sợ hãi người lạ.
- Hiếu kỳ khi gặp vật thể mới, thích soi gương, cười và tìm kiếm “bạn trong gương”.
- Bắt chước cử chỉ người lớn, hiểu và phản ứng với cảm xúc như lời khen hay tiếng mắng.
- Khi cha mẹ gọi tên, bé có thể quay đầu lại hoặc cười đáp lại.
- Có thể vẫy tay chào, cười, đưa tay đòi bế – bắt đầu có sự giao tiếp hai chiều.
Giấc ngủ:
- Trung bình ngủ 2–3 giấc/ngày, mỗi giấc từ 1–3 giờ.
- Ban đêm, trẻ có thể thức giữa chừng, khóc nhẹ rồi ngủ lại. Đây là phản xạ phát triển bình thường.
2. Trẻ 8 tháng chưa biết ngồi, chưa cứng cổ: Có đáng lo?
Ở tháng thứ 8, đa phần trẻ đã biết ngồi, bò và thậm chí chập chững tập đứng. Tuy nhiên, tốc độ phát triển ở mỗi bé là khác nhau. Nếu bé vẫn khỏe mạnh, biết lẫy, biết bò, tay chân linh hoạt thì chưa biết ngồi không phải vấn đề nghiêm trọng.
Cha mẹ cần lưu ý:
- Không ép trẻ ngồi khi hệ xương chưa sẵn sàng vì có thể ảnh hưởng cột sống.
- Kiểm tra dấu hiệu thiếu canxi như ra mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn, khó ngủ.
- Khẩu phần ăn hợp lý: Bé cần 500ml sữa/ngày và 3 bữa bột (gồm bột gạo, đạm, rau và dầu).
- Cho bé tắm nắng sáng sớm 20 phút/ngày để tổng hợp vitamin D.
- Tập ngồi bằng cách để bé dựa vào gối, hoặc ngồi giữa các gối xếp vòng quanh.
- Sau đó khuyến khích bé tập bò bằng cách đặt đồ chơi gần tầm tay để tạo động lực di chuyển.
- Nếu sau 9–10 tháng bé vẫn chưa ngồi vững, nên đưa đi khám chuyên khoa để được tư vấn.
3. Chăm sóc và khuyến khích bé 8 tháng tuổi phát triển toàn diện
- Tập thói quen tự bốc/xúc thức ăn để tăng vận động tinh và khả năng tự lập.
- Giữ an toàn tuyệt đối trong nhà vì bé đã biết bò, dễ té ngã hoặc va chạm đồ vật.
- Chọn đồ chơi phù hợp: Ưu tiên đồ có âm thanh, màu sắc sặc sỡ, có nút bấm kích thích khám phá.
- Giao tiếp tích cực: Cười, trò chuyện với bé bằng cả lời nói và biểu cảm khuôn mặt.
- Khen ngợi khi bé làm đúng, giải thích nhẹ nhàng nếu bé làm sai – giúp hình thành hành vi tốt.
- Bổ sung vi chất dinh dưỡng:
- Kẽm: 5mg/ngày giúp bé ăn ngon, phát triển chiều cao, tránh biếng ăn.
- Lysine, vitamin nhóm B, crom… giúp tăng đề kháng, hạn chế ốm vặt.
Lưu ý: Mọi mốc phát triển đều có thể dao động tùy theo cơ địa mỗi trẻ. Nếu có bất kỳ nghi ngờ về sự chậm phát triển, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn kịp thời nhé.
Fabimilk - Sữa mát tăng cân - Hỗ trợ tiêu hóa là sự lựa chọn hoàn hảo về dinh dưỡng cho trẻ từ 0 – 3 tuổi