Bảng chỉ số chiều cao, cân nặng của trẻ và 6 yếu tố quyết định tầm vóc

Bảng chỉ số chiều cao, cân nặng của trẻ và 6 yếu tố quyết định tầm vóc

08/03/2021Bình luận

Con yêu cao lớn và phát triển mỗi ngày luôn là mong mỏi của bậc làm cha mẹ. Chính vì vậy, bảng chiều cao cân nặng của trẻ là một trong những yếu tố quan trọng giúp mẹ nhận biết được tình trạng sức khỏe và thể chất của bé yêu để có sự can thiệp kịp thời là điều rất quan trọng.

Bảng chiều cao, cân nặng chuẩn của bé gái

Tháng
CÂN NẶNG (kg)CHIỀU CAO (cm)
Thiếu cânNguy cơ
thiếu cân
Bình
thường
Nguy cơ
thừa cân
Thừa cânGiới hạn
dưới
Bình
thường
Giới hạn
trên
Bé gái 0 – 12 tháng
02.42.83.23.74.245.449.152.9
13.23.64.24.85.449.853.757.6
244.55.15.96.55357.161.1
34.65.15.86.77.455.659.864
45.15.66.47.38.157.862.166.4
55.56.16.97.88.759.66468.5
65.86.47.38.39.261.265.770.3
76.16.77.68.79.662.767.371.9
86.377.99106468.773.5
96.67.38.29.310.465.370.175
106.87.58.59.610.766.571.576.4
1177.78.79.91167.772.877.8
127.17.98.910.211.368.97479.2
Bé gái 13 – 24 tháng
137.38.19.210.411.67075.280.5
147.58.39.410.711.97176.481.7
157.78.59.610.912.27277.583
167.88.79.811.212.57378.684.2
1788.81011.412.77479.785.4
188.2910.211.61374.980.786.5
198.39.210.411.913.375.881.787.6
208.59.410.612.113.576.782.788.7
218.79.610.912.413.877.583.789.8
228.89.811.112.614.178.484.690.8
2399.911.312.814.379.285.591.9
249.210.111.513.114.68086.492.9
Bé gái 2 – 5 tuổi
3010.111.212.714.516.283.690.797.7
361112.113.915.917.887.495.1102.7
4211.813.11517.319.590.999107.2
4812.51416.118.621.194.1102.7111.3
5413.214.817.22022.897.1106.2115.2
601415.718.221.324.499.9109.4118.9

Bảng chiều cao, cân nặng chuẩn của bé trai

Tháng
CÂN NẶNG (kg)CHIỀU CAO (cm)
Thiếu cânNguy cơ
thiếu cân
Bình thườngNguy cơ
thừa cân
Thừa cânGiới hạn
dưới
Bình thườngGiới hạn
trên
Bé trai 0 – 12 tháng
02.52.93.33.94.346.347.949.9
13.43.94.55.15.751.152.754.7
24.44.95.66.3754.756.458.4
35.15.66.47.27.957.659.361.4
45.66.277.98.66061.763.9
56.16.77.58.49.261.963.765.9
66.47.17.98.99.763.665.467.6
76.77.48.39.310.265.166.969.2
877.78.69.610.566.568.370.6
97.27.98.91010.967.769.672
107.58.29.210.311.26970.973.3
117.78.49.410.511.570.272.174.5
127.88.69.610.811.871.373.375.7
Bé trai 13 – 24 tháng
1388.89.911.112.172.474.476.9
148.2910.111.312.473.475.578
158.49.210.311.612.774.476.579.1
168.59.410.511.812.975.477.580.2
178.79.610.71213.276.378.581.2
188.99.710.912.313.577.279.582.3
1999.911.112.513.778.180.483.2
209.210.111.312.71478.981.384.2
219.310.311.51314.379.782.285.1
229.510.511.813.214.580.58386
239.710.61213.414.881.383.886.9
249.810.812.213.715.182.184.687.8
Bé trai 2 – 5 tuổi
3010.711.813.31516.685.588.491.9
3611.412.714.316.31889.192.296.1
4212.213.515.317.519.492.495.799.9
4812.914.316.318.720.995.499103.3
5413.615.217.319.922.398.4102.1106.7
6014.31618.321.123.8101.2105.2110

Các thông tin chung về chỉ số tăng trưởng chiều cao, cân nặng từ 0-5 tuổi

Sự phát triển thể chất của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được xem là điều vô cùng lý thú với nhiều thay đổi đáng ngạc nhiên. Bạn cần theo dõi sát sao sự tăng trưởng của trẻ, cả về cân nặng lẫn chiều cao để nhận biết những thay đổi về nhu cầu và sức khỏe của con yêu.

6 yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao – cân nặng của trẻ

1. Yếu tố gien di truyền

Khi đứa trẻ sinh ra, con nhận được đầy đủ những đặc điểm di truyền từ bố và mẹ. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, yếu tố di truyền có một tác động lớn đến sự phát triển và kích thước của các cơ quan trong cơ thể.

Họ còn tiến hành nhiều nghiên cứu và phát hiện ra rằng, yếu tố nhóm máu, lượng mỡ thừa cơ thể và cân nặng của bố mẹ cũng tác động không nhỏ đến sự phát triển thể chất của trẻ. Nghiên cứu này đăng trên trên tạp chí Sinh học ở người tại Mỹ (American Journal of Human Biology). Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng, chiều cao của trẻ thường chỉ chịu tác động khoảng 23% từ yếu tố di truyền.

 2. Dinh dưỡng và môi trường sống

Bạn có biết, ngoài gien di truyền, chiều cao cân nặng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Theo nghiên cứu của Đại học Liên hợp quốc tại Tokyo, Nhật Bản, yếu tố môi trường bên ngoài như dinh dưỡng là điều rất quan trọng đối với sự phát triển thể chất của trẻ. Chẳng hạn, sự suy dinh dưỡng có thể làm chậm quá trình phát triển thể chất. Nó không chỉ tác động nhiều đến mật độ xương và độ chắc khỏe của răng, kích thước các cơ quan trong cơ thể mà còn làm trì hoãn khả năng phát triển của trẻ ở tuổi dậy thì và tiền dậy thì.

Nếu được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, bé có thể bắt kịp sự phát triển mà đáng lẽ bé phải đạt được trước đó. Do đó, bạn cần cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ trong mỗi giai đoạn, đặc biệt là canxi để con yêu có thể cải thiện chiều cao. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, các yếu tố môi trường khác như: khí hậu, ô nhiễm môi trường cũng làm chậm quá trình phát triển thể chất ở trẻ.

3. Các bệnh lý mạn tính

Các bệnh lý mạn tính, khuyết tật nghiêm trọng hay từng phẫu thuật cũng được xem là nhân tố gây tác động tiêu cực lên thể chất của trẻ. Theo một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí y khoa Hoa Kỳ nổi tiếng mang tên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Quốc gia vào tháng 1/2000, trẻ em có tiền sử mắc bệnh lý nghiêm trọng như thiếu máu hồng cầu hình liềm từ 8 – 19 tuổi thường thấp bé, nhẹ cân hơn rất nhiều so với trẻ khỏe mạnh. Đồng thời, sự phát triển về sinh lý hay sức khỏe sinh sản của trẻ giai đoạn dậy thì, vị thành niên cũng bị rối loạn và trì hoãn.

4. Chăm sóc, gần gũi của bố mẹ

Nghiên cứu tại Viện quốc gia về Sức khỏe trẻ em và Sự phát triển con người (Hoa Kỳ) chỉ ra rằng, sự chăm sóc của bố mẹ lẫn những người không cùng huyết thống (người giữ trẻ) là một yếu tố tác động lớn đến việc phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, hành vi và cảm xúc của một đứa trẻ từ lúc sinh ra đến tuổi dậy thì.

5. Sức khỏe của mẹ bầu trong thời kỳ mang thai và cho con bú

Sức khỏe của mẹ bầu trong thời kỳ mang thai đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ sau này. Nghiên cứu cho thấy mẹ bầu thường xuyên gặp căng thẳng có khả năng tác động đến sức khỏe tinh thần, phát triển trí tuệ và đặc biệt làm chậm quá trình phát triển kỹ năng vận động (khả năng điều khiển chân tay) ở trẻ nhỏ.

Ngoài ra, chế độ ăn của mẹ đủ chất dinh dưỡng cần thiết như sắt, axit folic, canxi, các axit béo cần thiết như DHA trong thời kỳ cho con bú góp phần giúp bé phát triển tốt hệ cơ xương và sức đề kháng. Điều đó giúp trẻ khỏe mạnh và ít bệnh tật.

6. Vận động tích cực và quá trình tập luyện thể thao

Một thực tế dễ nhận thấy ở trẻ em ngày nay là tình trạng lười vận động và hay thức khuya. Với sự phát triển bùng nổ của công nghệ, hình ảnh trẻ em chơi đùa, chạy nhảy, đá cầu, đá bóng ngày càng ít đi, thay vào đó là hình ảnh của những cô cậu nhỏ dán mắt vào màn hình điện thoại hay tivi. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển hệ cơ xương khớp của trẻ lẫn hệ thần kinh. Do đó, bạn nên khuyến khích trẻ tham gia nhiều hơn nữa các môn thể thao giúp tăng cường chiều cao như bóng rổ, bơi lội, đạp xe, bóng chuyền, nhảy dây…

Đối với những trẻ thừa cân, việc tích cực vận động còn giúp con lấy có được cân nặng lý tưởng, hạn chế nhiều bệnh lý như tiểu đường, tim mạch ở trẻ. Bên cạnh đó, việc trẻ thức khuya còn khiến chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng rất lớn. Một giấc ngủ sâu và đủ giúp hỗ trợ tăng cường mật độ xương và có thể phát triển chiều cao của bé.

Sự phát triển chiều cao cân nặng hay thể chất ở trẻ là điều kiện cần cho sức khỏe của con nhưng điều đó vẫn là chưa đủ. Bên cạnh phát triển thể chất chiều cao cân nặng của trẻ, bạn cũng đừng quên bồi dưỡng đời sống tinh thần và sức khỏe trí não của con yêu nhé!

 

Nguồn: Hellobacsi

ĐĂNG KÝ TRỞ THÀNH NPP FABIMILK

Hãy nhập email của bạn để được nhận những ưu đãi đặc biệt