ĂN GÌ ĐỂ KHI MANG THAI VÀO CON KHÔNG VÀO MẸ?
Trong quá trình mang thai, nhiều bà bầu thường đặt ra câu hỏi quan trọng về chế độ dinh dưỡng để đảm bảo rằng thai nhi phát triển mạnh mẽ mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe, vóc dáng của bản thân. Hãy cùng tìm hiểu về bí quyết "ăn gì để vào con không vào mẹ" thông qua bài viết sau nhé.
Luôn chú trọng bữa sáng
Bữa sáng đóng vai trò quan trọng đối với mẹ bầu. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu thường gặp tình trạng mệt mỏi ở giai đoạn đầu và cuối thai kỳ, dẫn đến ý định bỏ qua bữa sáng vì sợ nôn nghén hoặc tăng cân – đây là một quan điểm sai.
Sau một đêm dài, cả mẹ bầu và thai nhi đều đã tiêu hao năng lượng, vì vậy bữa sáng sẽ bổ sung năng lượng cho mẹ và thai nhi vào ngày mới.
Quan điểm rằng ăn sáng có thể dẫn đến tăng cân là không đúng. Ngược lại, việc tiêu thụ bữa sáng đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp mẹ bầu tỉnh táo, tràn đầy năng lượng để đối mặt với những hoạt động dài hạn trong ngày.
Các lựa chọn cho bữa sáng bao gồm ngũ cốc, sữa, trứng, thực phẩm giàu protein như thịt gà, thịt heo, các sản phẩm chế biến từ đậu nành, và các loại hạt…
Mẹ bầu có thể sắp xếp chế độ ăn khoa học bằng cách tạo ra một danh sách ghi chú, để ăn vào con không vào mẹ. Trong việc lên kế hoạch thực đơn, mỗi bữa ăn được phân chia đều với sự đa dạng và lượng chất dinh dưỡng cần thiết.
Cách chia nhóm thực phẩm được xác định như sau:
- 50% rau củ và quả: Cung cấp khoa học dưỡng chất từ rau xanh, trái cây, giúp đảm bảo hệ thống miễn dịch mạnh mẽ và sự phát triển toàn diện của thai nhi.
- 25% đạm (thịt, cá, trứng…): Nhóm thực phẩm đạm chủ yếu từ thịt, cá, và trứng, giúp cung cấp protein và chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của thai nhi.
- 25% tinh bột (cơm, bánh mì, bún, khoai…): Cung cấp năng lượng từ tinh bột giúp duy trì sức khỏe và hoạt động hàng ngày của mẹ bầu.
Linh hoạt trong việc biến đổi món ăn và đa dạng thực phẩm là chìa khóa quan trọng để đảm bảo mẹ và bé nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Mặc dù có những món mà mẹ có thể không ưa thích, nhưng nếu chúng có lợi ích cho sự phát triển của bé, mẹ nên tích hợp chúng vào khẩu phần ăn hàng ngày một cách linh hoạt và đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cả hai.
Các món ăn sẵn tuy tiện lợi nhưng lại không đảm bảo cho mẹ bầu. Mẹ bầu nên tập trung vào các món luộc, hấp và thực đơn giàu dinh dưỡng healthy, vừa đảm bảo cảm giác no mà không lo sợ tăng cân.
Những bữa ăn phụ có thể bao gồm các loại hạt, đậu, sữa chua, nước ép, và các loại bánh ít calo hoặc bánh healthy. Tránh xa các sản phẩm đường và nước uống có gas, cũng như các loại đồ uống có chứa cồn.
Thực hiện chế độ ăn uống khoa học không chỉ giúp mẹ bầu duy trì tình trạng sức khỏe tốt và giúp em bé hấp thụ dinh dưỡng tối ưu, mà còn giúp mẹ tránh tình trạng tăng cân quá mức và dễ dàng phục hồi vóc dáng sau khi sinh. Ngoài ra, việc duy trì một chế độ ăn uống khoa học còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường thai kỳ, tim mạch và tiền sản giật.
Thay vì ăn ngày 3 bữa chính, mẹ bầu có thể chia thành 5-6 bữa ăn trong một ngày để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và bé, đồng thời giảm nguy cơ tích tụ mỡ thừa.
Mẹ bầu nên uống từ 2.5L – 3L nước bao gồm nước lọc, nước ép, sữa, canh… để cung cấp đủ nước cho cơ thể và nước ối cho em bé.
Việc uống đủ nước sẽ giúp mẹ bầu giảm cảm giác buồn nôn, ốm nghén, ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu, hạn chế báo tón thai kỳ. Đồng thời giúp duy trì cân nặng ổn định cho mẹ, luôn tạo cảm giác no.
Lựa chọn một vài bài tập nhẹ nhàng phù hợp với từng giai đoạn của thai kỳ sẽ giúp mẹ bầu thêm khỏe mạnh, hạn chế tăng cân. Ngoài ra còn giúp giải tỏa căng thẳng, giúp ngủ ngon.
Mẹ bầu nên giữ được thói quen tập luyện đều đặn để giữ được vóc dáng thon gọn và dễ về dáng sau khi sinh.
Cân nặng của em bé phụ thuộc vào chất lượng bữa ăn của người mẹ. Mỗi giai đoạn thai kỳ, em bé sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau để phát triển được tốt hơn. Vì vậy mẹ bầu ăn gấp đôi nhu cầu chưa hẳn là tốt, mà phải đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng trong từng giai đoạn, bổ sung đúng chất cần thiết thì chất dinh dưỡng sẽ vào con không vào mẹ.
Mẹ bầu giai đoạn đầu thai kỳ ăn gì để vào con không vào mẹ?
Giai đoạn này hầu như các mẹ bầu đều bị thiếu dinh dưỡng do hay gặp các tình trạng ốm nghén, mệt mỏi dẫn đến không muốn ăn.
Các mẹ cần đảm bảo cung cấp đủ tinh bột, protein, vitamin. Đặc biệt là axit folic đủ 600microgram mỗi ngày, nên bổ sung axit folic trước khi mang thai ít nhất 1 tháng và trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ.
Trong tam cá nguyệt thứ nhất, các mẹ bầu chỉ cần chịu khó ăn uống, không dùng các loại đồ uống có cồn, gas, đồ ăn nhanh, đồ vặt quá ngọt.
Một số thực phẩm gợi ý và liều lượng cần bổ sung:
Thời gian này để ăn vào con không vào mẹ, các mẹ bầu nên bổ sung các món như sữa, các chế phẩm từ sữa, ngũ cốc, các loại hạt dinh dưỡng để giúp thai nhi phát triển toàn diện.
Đồng thời bữa ăn chính đảm bảo đầy đủ rau xanh, thịt cá theo khẩu phần tham khảo ở trên. Nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi, sắt và bổ sung vitamin tổng hợp.
Giai đoạn này thai nhi có dấu hiệu tăng cân nhanh, mẹ có thể bổ sung thêm sữa dinh dưỡng, ngũ cốc, ăn nhiều trái cây, uống nhiều nước để hạn chế phù nề.
Các thực phẩm gợi ý:
Từ thông tin được chia sẻ qua bài viết, các mẹ bầu đã có cái nhìn rõ ràng hơn về những tiêu chí quan trọng trong việc chọn lựa thực phẩm để ăn, nhằm mục đích đảm bảo ăn vào con không vào mẹ.
Fabimilk Sữa mát tăng cân - Hỗ trợ tiêu hóa là sự lựa chọn hoàn hảo về dinh dưỡng cho trẻ từ 0 – 3 tuổi
ĐĂNG KÝ TRỞ THÀNH NPP FABIMILK
Hãy nhập email của bạn để được nhận những ưu đãi đặc biệt