5 bí quyết cho bé tốt bụng
1. Không ép trẻ ăn quá nhiều
Hệ tiêu hóa khỏe mạnh hay nói một cách ví von là “tốt bụng” sẽ tạo nền tảng cho sự hấp thu dưỡng chất, từ đó bé có thể phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, việc chăm sóc chưa đúng cách của người lớn khiến tỉ lệ trẻ bị rối loạn tiêu hóa tại Việt Nam còn rất cao, điển hình là thói quen ép bé ăn quá nhiều.
Tùy độ tuổi và thể trạng, cân nặng, bé chỉ có thể hấp thu được một lượng nhất định thực phẩm. Chẳng hạn nhu cầu chất đạm của trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi là khoảng 20-25gr/ngày, tương đương 1 quả trứng gà, hay 2 ly sữa bò tươi hoặc 1 ly sữa pha từ sữa bột ít béo (ly 200ml). Trong khi đó, mẹ cứ “sốt ruột”, muốn bé ăn quá lượng đạm này thì chắc chắn hệ tiêu hóa của bé sẽ bị “quá tải”, chẳng những không hấp thu được mà còn gây tác dụng ngược, như trẻ nôn ói hết những gì đã ăn, bị tiêu chảy, đi phân sống…
2. Tránh đổi món mới liên tục
Sợ con kém ăn, nhiều mẹ thay đổi thực đơn của con liên tục, đổi một ngày đến 2-3 món khác nhau, từ gà, cá, trứng, tôm, cua, đến cả những món “lạ” như óc heo, lươn…mong con được bổ sung đầy đủ dưỡng chất mà không ngán. Nhưng thực tế, hệ tiêu hóa của bé trong giai đoạn từ 0-3 tuổi còn non yếu, khi phải “thử sức” với nhiều món như vậy, nhất là món mới, trẻ rất dễ xảy ra tình trạng dị ứng, không tiêu hóa được. Bạn cũng lưu ý đừng vì mong trẻ cứng cáp mà cho bé ăn quá sớm các loại hải sản, thực phẩm nguyên hạt sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa của con.
3. Hình thành thói quen ăn uống tốt
Thói quen ăn uống tốt là ăn đúng giờ, đúng lượng. Mỗi bữa ăn không nên kéo dài quá 20 phút. Ngoài ra, nhiều mẹ có thói quen “dụ” bé ăn bằng cách mở iPad, tivi cho con vừa ăn vừa xem hay ra công viên chơi rồi lâu lâu “lén” đút cho bé một miếng. Khi bé bị mất tập trung, không chú tâm đến phản xạ nhai sẽ dễ dẫn đến tình trạng ngậm lâu, nuốt vội vàng, gây hại cho hệ tiêu hóa. Bạn cũng không nên để bé vừa ăn vừa chạy nhảy, chơi đùa sẽ dễ dẫn đến tình trạng nôn trớ, về lâu dài cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa.
4. Hỗ trợ hệ vi sinh đường ruột cho bé
Hệ khuẩn đường ruột của bé bao gồm lợi khuẩn - Probiotic và hại khuẩn. Nếu Probiotic được bổ sung thường xuyên, đủ nhiều sẽ giữ cho hệ khuẩn đường ruột cân bằng, ngăn các hại khuẩn phát triển nên cũng đồng thời hạn chế được rối loạn tiêu hóa.
Đạm Whey giàu Alpha Lactalbumin là loại đạm mềm giúp bé dễ tiêu hóa & hấp thu hơn đạm sữa thông thường ( Hình minh họa)
Ngoài cách chế biến thức ăn làm sao đảm bảo độ mềm mà vẫn giữ được chất, việc lựa chọn thành phần dinh dưỡng dễ tiêu hóa, dễ hấp thu cũng rất quan trọng trong việc duy trì 1 hệ tiêu hóa khỏe mạnh cho trẻ, đặc biệt là ở độ tuổi ăn dặm.
Về hoa quả, nên chọn các loại quả mềm, nhiều nước như chuối, xoài, đu đủ, dưa hấu, cam, bơ, bưởi… để hệ tiêu hóa của bé làm quen và thích ứng.
Về rau củ quả, các loại củ, quả cần được luộc thật mềm và rau thì chỉ nên chọn phần non nhất và phần lá.
Về chất đạm, nên ưu tiên các loại đạm dễ tiêu có nhiều trong cá, tôm, cua…
Riêng với sữa, có thể nói sữa mẹ là thực phẩm dễ tiêu đối với trẻ nhỏ bởi trong sữa mẹ có chứa đạm Whey giàu Alpha Lactalbumin, 1 loại đạm “mềm” dễ tiêu hóa, hấp thu nhanh. Còn trong sữa bò, tỉ lệ đạm này rất thấp, vì thế để bé được “tốt bụng”, cần chú ý lựa chọn sữa có thành phần có đạm Whey giàu Alpha Lactalbumin - chính là loại đạm giống với đạm “mềm” trong sữa mẹ, giúp nâng đỡ hệ tiêu hóa còn non yếu ngoài ra còn và bổ sung các axit amin thiết yếu cho sự phát triển của trẻ.
Fabimilk thương hiệu thuộc sở hữu của tập đoàn Biofoodnutrition SE Vương Quốc Anh được sản xuất và đóng gói tại Hà Lan bổ sung đạm Whey Giàu Alpha Lactalbumin, hệ lợi khuẩn Probiotic & Prebiotic và các dưỡng chất thiết yếu như DHA, ARA, canxi, cholin… cho sự phát triển toàn diện của bé.
ĐĂNG KÝ TRỞ THÀNH NPP FABIMILK
Hãy nhập email của bạn để được nhận những ưu đãi đặc biệt